Kết quả tìm kiếm cho "Họp Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ TP. Châu Đốc"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 1437
Ngày 5/2, Tiểu ban văn kiện Đại hội Đảng bộ TP. Châu Đốc tổ chức họp triển khai công tác chuẩn bị văn kiện phục vụ Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XIII (nhiệm kỳ 2025 - 2030).
Dịp đầu năm mới, việc đi đảnh lễ, thắp hương, cầu nguyện tại miếu Bà Chúa Xứ núi Sam là một trong những hoạt động đã thành thông lệ của nhiều người dân, du khách ưu tiên lựa chọn thực hiện.
Những ngày cận kề Tết Ất Tỵ 2025, tại Khu Du lịch Văn hóa tâm linh Bà Chúa Xứ Cáp treo núi Sam không khí Tết đến, Xuân về đã rộn rã hơn bao giờ hết...
Trải qua năm 2024, với nhiều biến động của nền kinh tế thế giới đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp (DN). Với nỗ lực vượt khó của lãnh đạo các công ty, sự cần cù của người lao động (NLĐ), kết quả sản xuất - kinh doanh của đa số các công ty đều khả quan. Từ đó, lãnh đạo các công ty đã chăm lo tốt cho đoàn viên, NLĐ. Đặc biệt là các DN ở 2 khu công nghiệp lớn của tỉnh.
Sự kiện nghề nấu đường thốt nốt của người Khmer tại An Giang được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã đánh dấu bước chuyển mình của loại đặc sản này. Trong tương lai gần, cần có những biện pháp cụ thể để bảo tồn nghề truyền thống, để vị ngọt thơm đặc trưng của vùng Bảy Núi tiếp tục nối dài qua nhiều thế hệ.
Trải qua bao thăng trầm của thời gian, những ngôi đình, chùa cổ của 4 dân tộc Kinh, Chăm, Khmer và Hoa trên địa bàn tỉnh không chỉ mang giá trị về mặt kiến trúc, điêu khắc, nghệ thuật dân tộc cổ truyền độc đáo, mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử, gắn kết cộng đồng của bao thế hệ người con An Giang.
Trên mảnh đất nghĩa tình An Giang, có 28 dân tộc thiểu số (DTTS) đang sinh sống. Mỗi DTTS sở hữu nhiều phong tục tập quán, lễ hội truyền thống, nghề thủ công và nghệ thuật trình diễn dân gian hết sức đa dạng, phong phú, góp phần tạo nên bức tranh văn hóa An Giang sinh động, đa sắc màu.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ TP. Châu Đốc (nhiệm kỳ 2020 - 2025), nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng thành phố trở thành đô thị du lịch (DL), văn minh, hiện đại, UBND thành phố chủ động xây dựng và ban hành các kế hoạch, đề án tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đô thị, gắn với ứng phó biến đổi khí hậu và bảo đảm quốc phòng - an ninh. Các phòng, ban, ngành đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận cao trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Nhờ đó, quyết tâm xây dựng TP. Châu Đốc trở thành trung tâm thương mại, dịch vụ, DL của tỉnh được hiện thực hóa.
Thời điểm này, các mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao, như: Dưa lê, dưa lưới trong nhà màng của nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh đang tất bật chăm sóc, chuẩn bị tung ra thị trường với một tâm thế phấn khởi cho vụ mùa Tết bội thu.
Chia tay năm Giáp Thìn 2024, đất trời vào Xuân, đón chào Ất Tỵ 2025. Trong lắng đọng phút giao mùa, nhìn lại Giáp Thìn 2024, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân An Giang đã khẳng định bản lĩnh, trí tuệ, ý chí tự lực tự cường, đoàn kết một lòng vững bước vươn lên vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, đạt được những thành tựu đáng tự hào.
Châu Đốc - là cửa ngõ giao thương quan trọng, viên ngọc quý của vùng ĐBSCL, ngày càng khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch và đầu tư của cả nước. Với vị trí địa lý thuận lợi, nằm giao hòa giữa sông và núi, Châu Đốc như một bức tranh thủy mặc hữu tình. Những năm qua, Châu Đốc đã tận dụng tốt những lợi thế này để phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng thành phố hiện đại, văn minh, trung tâm du lịch, thương mại sầm uất của khu vực.
Với mức tăng trưởng GRDP khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản năm 2024 ước đạt 3,72%, chiếm tỷ trọng 34,74% trong tổng cơ cấu kinh tế, ngành nông nghiệp An Giang vẫn tiếp tục là “trụ đỡ”, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.